Thí sinh thi tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học tham khảo đề cương các môn thi tuyển như sau:
A: Đề cương môn cơ sở ngành
ĐỀ CƯƠNG MÔN TOÁN CAO CẤP
I. Nội dung
1. Ma trận, định thức của ma trận
- Các phép toán với ma trận (chuyển vị, cộng và nhân ma trận). – Định thức của ma trận vuông; hạng của ma trận.
- Ma trận nghịch đảo.
2. Hệ phương trình tuyến tính
- Hệ phương trình Cramer.
- Định lý tồn tại, duy nhất nghiệm của hệ phương trình tuyến tính. – Phương pháp khử Gauss.
- Giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính theo tham số. 3. Bài toán giá trị riêng
- Giá trị riêng, véctơ riêng của ma trận.
- Vấn đề chéo hóa ma trận.
- Ứng dụng của chéo hóa ma trận.
4. Phép tính vi phân hàm một biến
- Đạo hàm của hàm số, các quy tắc tính đạo hàm.
- Tính biến thiên của hàm số, đồ thị hàm số. – Cực trị của hàm số; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số.
II. Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2017),
Toán học cao cấp Tập I- Đại số và hình học giải tích, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[2] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2014), Toán học cao cấp Tập II- Phép tính giải tích một biến số, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3] Nguyễn Hữu Việt Hưng (2014), Đại số tuyến tính, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
B: Đề cương môn chuyên ngành
ĐỀ CƯƠNG MÔN HÓA LÝ KỸ THUẬT
I. Nội dung
1. Nhiệt động hóa học
- Các khái niệm cơ bản
- Nguyên lý I, II của Nhiệt động học và áp dụng vào hóa học – Cân bằng hóa học
- Cân bằng pha
- Dung dịch
- Bài tập tính toán các đại lượng nhiệt động như: U, Q, ΔH, ΔS, ΔG, KCB, xác định chiều phản ứng, thành phần hệ cân bằng, áp suất hơi bão hòa, nhiệt độ sôi, nhiệt độ kết tinh của dung dịch…
2. Động hóa học
- Tốc độ phản ứng, định luật tác dụng khối lượng.
- Động học các phản ứng đơn giản
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ. – Xúc tác và ảnh hưởng của chất xúc tác đến động học phản ứng. – Các phản ứng phức tạp
- Bài tập tính toán xác định hằng số tốc độ phản ứng, thời gian phản ứng, chu kỳ bán hủy, bậc phản ứng, hệ số nhiệt độ, năng lượng hoạt hóa của phản ứng,…
3. Điện hóa học
- Tính chất của dung dịch điện ly
- Nguyên nhân phát sinh điện thế điện cực trên bề mặt phân cách pha- Thế điện cực, sự phụ thuộc của thế điện cực vào nồng độ dung dịch- Pin điện và sức điện động của pin
- Các nguồn điện hóa học thông dụng
- Sự điện phân và ứng dụng
- Các bài tập tính toán về độ dẫn điện của dung dịch điện ly, ứng dụng của đo sức điện động của pin, điện phân…
II. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Hữu Phú, Hóa lý và Hóa keo, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2009. 2. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế, Hóa lý (Tập 1, 2), NXB Giáo dục, 2004
- Trần Văn Nhân, Hóa lý (Tập 3), NXB Giáo dục, 2003.
- Nguyễn Văn Tuế, Hóa lý (Tập IV), NXB Giáo dục, 2003. 5. Nguyễn Hạnh (2009), Cơ sở lý thuyết hóa học phần 2: Nhiệt động hóa học, Động hóa học, Điện hóa học. NXB Giáo dục Việt Nam 6. Lê Mậu Quyền (2016). Bài tập hóa học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Nguyễn Thị Thu, Bài tập hóa lý cơ sở, NXBKH&KT, 2003