Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí động lực

1. Chương trình Thạc sĩ KTCKĐL của Phenikaa học trong khoảng mấy năm?

Thời gian đào tạo chương trình Thạc sĩ KTCKĐL tại Phenikaa khoảng 1-2 năm.

2. Chương trình Thạc sĩ KTCKĐL Phenikaa học phí là bao nhiêu?

Học phí Chương trình Thạc sĩ KTCKĐL tại Phenikaa là 60 triệu đồng/khóa. Học viên được miễn học phí trong thời gian học chính khóa. Ngoài ra học viên còn có cơ hội được nhận làm trợ lý nghiên cứu tại các nhóm nghiên cứu mạnh/tiềm năng của Trường và nhận học bổng lên tới 96 triệu đồng.

3. Hình thức tuyển sinh đầu vào của chương trình?

Có 2 hình thức tuyển sinh đầu vào cho chương trình Thạc sĩ KTCKĐL, bao gồm:

  1. Thi tuyển (đối với định hướng ứng dụng)
  2. Xét tuyển nhiều đợt trong năm (đối với định hướng nghiên cứu)

4. Chương trình Thạc sĩ KTCKĐL Phenikaa theo định hướng gì?

Chương trình Thạc sĩ KTCKĐL Phenikaa theo cả hai định hướng là nghiên cứu và ứng dụng. Học viên sẽ được học những nội dung như sau:

  • Nhiên liệu thay thế và năng lượng tái tạo
  • Xe điện và xe tự hành
  • Kỹ thuật cháy tiên tiến
  • Động lực học phương tiện
  • Động lực học dòng nhiều pha
  • Khí động đàn hồi nâng cao

5. Nhóm nghiên cứu tiềm năng của khoa sẽ chủ yếu nghiên cứu về đề tài gì?

Nhóm nghiên cứu tiềm năng nghiên cứu về Cơ học lưu chất ứng dụng và Năng lượng bền vững cho Ô tô

6. Chương trình học của Khoa có nhiều cơ hội thực hành không?

Khoa Kỹ thuật Ô tô và Năng lượng hiện có hệ thống 04 phòng thí nghiệm nghiên cứu Kỹ thuật cháy tiên tiến, Cơ điện tử ô tô, Kỹ thuật năng lượng, Kỹ thuật thủy khí; cùng xưởng thực hành rộng 400m2, học viên sẽ được tiếp cận với các thiết bị tiên tiến nhất, phát triển kỹ năng nghiên cứu, thử nghiệm và chuyển giao trong lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí động lực.

7. Cơ hội phát triển của ngành trong tương lai?

Năm 2020, Việt nam đã vượt qua Philippines trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn thứ 4 trong ASEAN. Tốc độ tăng trưởng của thị trường xe con (>9 chỗ) ổn định ở mức 20-30%/năm.
Xu hướng mới: Công nghệ trong ngành ô tô và động cơ đốt trong đang phát triển với các xu hướng như ô tô tự lái, ô tô điện và các hệ thống động cơ hiệu suất cao. Chính phủ Việt Nam có những chính sách nhằm hỗ trợ các hãng xe lắp ráp nội địa có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

8. Cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình?

Học viên tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể:

  • Giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học
  • Làm công tác nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục
  • Làm việc tại các viện, cục đăng kiểm, phòng kiểm định xe cơ giới, trung tâm thử nghiệm xe cơ giới hay các cơ sở giao thông vận tải phụ trách lĩnh vực thẩm định, thiết kế
  • Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học. Nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất công nghiệp ô tô và phòng R&D
  • Tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn trong và ngoài nước

9. Chi tiết khung chương trình đào tạo của chương trình

Học viên tham khảo chi tiết khung chương trình đào tạo của chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí Động lực tại đây

Scroll to Top